Diễn Đàn Bình Luận Và Trao Đổi Học Tập

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn Bình Luận Và Trao Đổi Học Tập

CÔNG NGHỆ HÓA HỌC - DẦU KHÍ - KHOA HỌC & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

QUỐC HỮU HÓA CÁC DỊCH VỤ DẦU KHÍ Banner10

    QUỐC HỮU HÓA CÁC DỊCH VỤ DẦU KHÍ

    Admin
    Admin
    Nguyên soái
    Nguyên soái


    Tổng số bài gửi : 392
    Tham gia diễn đàn : 26/04/2010
    Đến từ : Chưa cập nhật
    Nghề nghiệp : Chưa cập nhật
    Chuyên ngành : Chưa cập nhật

    QUỐC HỮU HÓA CÁC DỊCH VỤ DẦU KHÍ Empty QUỐC HỮU HÓA CÁC DỊCH VỤ DẦU KHÍ

    Bài gửi by Admin Mon May 10, 2010 10:21 pm

    Venezuela: Quốc hữu hóa các dịch vụ dầu khí

    Quân đội Venezuela đã nắm quyền kiểm soát 20 nhà máy và xưởng đóng tàu cùng các tài sản khác của một số công ty cung ứng dịch vụ dầu khí trong vịnh Maracaibo, mở đầu quá trình quốc hữu hóa các dịch vụ dầu khí then chốt ở nước này.

    Tổng thống Hugo Chavez tuyên bố từ ngày 8-5, các cơ sở được quốc hữu hóa cùng hàng ngàn nhân công đang làm việc trong các cơ sở này sẽ được chuyển giao cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA quản lý. Như vậy, PDVSA sẽ nắm giữ 300 tàu, hàng chục bến cảng và các phương tiện vận chuyển khác ở Maracaibo, cùng khoảng 8.000 công nhân.

    Bị ảnh hưởng bởi quyết định này có cả các công ty của Mỹ như: Halliburton, Schlumberger, Wiliams Companies, Baker Hughes và BJ Services. Trong đó, Công ty Williams Companies đóng góp nhiều nhất vào sản lượng khai thác của Venezuela. Maracaibo là khu vực khai thác dầu lớn nhất ở Venezuela được chọn làm nơi đầu tiên thực hiện luật quốc hữu hóa.

    Iran: OPEC có thể giảm khai thác dầu mỏ

    Người đại diện OPEC tại Iran cho hay, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC có thể đưa ra chiến lược cắt giảm dầu mỏ tại hội nghị diễn ra ở Vienna vào ngày 28/5 tới.

    Ông Mohammad-Ali Khatibi nói rằng, các thành viên OPEC đã đồng ý hạ bớt khai thác dầu mỏ từ tháng 9 xuống mức 4,2 triệu thùng mỗi ngày, tương đương 5% sản lượng cung cấp dầu của thế giới.

    Ông cho biết, tổ chức bao gồm 13 thành viên này đang lên kế hoạch tăng cường hợp tác với các nhà sản xuất không thuộc OPEC như Nga để điều chỉnh thị trường dầu mỏ.

    Ông Khatibi cũng kêu gọi OPEC nên quan tâm hơn đến tình hình tích trữ dầu mỏ hiện nay tại các nước công nghiệp.

    “Hiện nay, tích trữ dầu mỏ tại phần đông các quốc gia công nghiệp đang có chiều hướng gia tăng”, hãng thông tấn Mehr viện dẫn lời ông Khatibi phát biểu hôm thứ sáu.

    Lời bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh giá dầu mỏ tăng thêm 1 USD mỗi thùng vào ngày thứ sáu.

    Giá dầu thô ngọt nhẹ tại Mỹ giao tháng 6 tăng 1,92 USD lên mức 57,73 USD/thùng, trong khi dầu thô Brent London cũng lấy thêm 1,12 USD lên 57,59 USD tại Singapore.

    Nhìn chung, tình hình tiêu thụ dầu mỏ trên thị trường vẫn giảm do bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi giá dầu thô hiện nay giao dịch xung quanh ngưỡng 58 USD/thùng, từ mốc cao kỷ lục 147 USD hồi tháng 7/2008.

    Trung – Nhật “bắt tay” muốn Nga thay đổi chiến lược năng lượng

    Cùng với ưu thế vị trí chiến lược trong lĩnh vực nhu cầu năng lượng quốc tế, dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu theo hướng Đông Siberia – Thái Bình Dương của Nga đã gây sự chú ý quan tâm tới hai nước Trung – Nhật.

    Theo nguồn tin từ “Voice of America”, hiện tại Trung Quốc và Nhật Bản đều đang tiến hành nghiên cứu đối với tuyến đường ống dẫn dầu hướng tới Nga. Một học giả của Nhật Bản cho rằng, Trung – Nhật có thể lợi dụng khủng hoảng tài chính toàn cầu buộc Nga phải điều chỉnh các chiến lược năng lượng khác.

    Được biết, trong buổi thảo luận mối quan hệ Trung – Nga do Học viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế thuộc trường Đại học Johns Hopkins tổ chức, một chuyên gia các vấn đề năng lượng của Nhật Bản cho biết, mấy năm qua, Trung Quốc và Nhật Bản đều tìm mọi cách để đa dạng hóa nguồn năng lượng dầu mỏ. Mục đích của việc làm này là để làm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ của khu vực Trung Đông đầy bất ổn. Năm 2003, Thủ tướng Nhật Bản đương thời khi đó là Junichiro Koizumi đã từng công khai bày tỏ ý kiến với Nga mong muốn tham gia vào dự án này của Nga. Cùng lúc đó, Trung Quốc cũng lại hy vọng Nga có thể xây dựng đường ống dẫn dầu qua Trung Quốc. Tuy nhiên, dường như Nga đã bỏ qua hết những mong muốn về năng lượng này của hai nước Trung – Nhật.

    Theo vị chuyên gia này: “Trên thực tế, Nga đã mở rộng hết tiềm năng khai thác dầu mỏ của khu vực Đông Siberia” . Ông kiến nghị, các nước nhập khẩu dầu mỏ như Trung Quốc và Nhật Bản cần phải nhận thức được những vấn đề này. Đồng thời cần phải lợi dụng khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện tại để tác động đến nền kinh tế Nga, buộc Nga phải điều chỉnh các chiến lược năng lượng khác.

    Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm suy yếu đi các biện pháp của Nga đối với các nước tiêu thụ dầu mỏ. Hiện tại là một cơ hội tốt cho các nước tiêu thụ dầu mỏ. Nó có thể thúc đẩy Nga thay đổi các chính sách, chế định ra một kênh đầu tư đa phương để các nước nhau giành thắng lợi.


    PV Pro

      Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 9:35 am