Diễn Đàn Bình Luận Và Trao Đổi Học Tập

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn Bình Luận Và Trao Đổi Học Tập

CÔNG NGHỆ HÓA HỌC - DẦU KHÍ - KHOA HỌC & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

CÔNG TY ÚC THĂM DÒ DẦU KHÍ NGOÀI KHƠI VIỆT NAM Banner10

    CÔNG TY ÚC THĂM DÒ DẦU KHÍ NGOÀI KHƠI VIỆT NAM

    thietlam.truong
    thietlam.truong
    Thượng úy
    Thượng úy


    Tổng số bài gửi : 51
    Birthday : 10/10/1988
    Tham gia diễn đàn : 27/04/2010
    Đến từ : Quãng Ngãi
    Nghề nghiệp : Student
    Chuyên ngành : Chemical Engineering

    CÔNG TY ÚC THĂM DÒ DẦU KHÍ NGOÀI KHƠI VIỆT NAM Empty CÔNG TY ÚC THĂM DÒ DẦU KHÍ NGOÀI KHƠI VIỆT NAM

    Bài gửi by thietlam.truong Fri May 21, 2010 10:25 am

    Công ty thăm dò - khai thác dầu khí Neon Energy của Úc đang cùng đối tác Việt Nam thăm dò địa chấn ngoài khơi Quảng Ngãi.

    CÔNG TY ÚC THĂM DÒ DẦU KHÍ NGOÀI KHƠI VIỆT NAM CS0.11128983_1_1
    Bản đồ khu vực các mỏ dầu khí
    Thông cáo của Neon Energy cho hay bắt đầu từ ngày 17/05, việc thăm dò địa chấn hai chiều được tiến hành ở Lô 120 ngoài khơi Quảng Ngãi (xem bản đồ).

    Công tác thăm dò này do tàu khảo sát địa chấn Aquila Explorer kéo dây cáp dài 6km thực hiện trong một chiều dài 2.020 km.

    Các thông số nhận được sẽ bổ sung cho kho tư liệu địa chấn mà Neon đã có từ năm 1991.

    Được biết đợt khảo sát địa chấn thực hiện cùng đối tác Việt Nam là Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP).

    Theo bảo vệ tàu Aquila Expoler là bốn tàu của hải quân Việt Nam và PVEP.

    Neon ước tính việc thăm dò địa chấn sẽ kéo dài 25 ngày, hoặc ít hơn, nếu điều kiện thời tiết cho phép.

    Giám đốc điều hành Neon Energy, Ken Charsinsky, nói hợp đồng thăm dò địa chấn là mốc dấu quan trọng cho hoạt động ngoài khơi Việt Nam của Neon và nó sẽ giúp xác định "triển vọng dầu khí", tiến tới khoan dầu và khai thác trong tương lai.

    Neon Energy Limited là công ty thăm dò-khai thác dầu khí có niêm yết trên sàn chứng khoán Úc, với trụ sở chính tại Perth.

    Công ty này cũng đang thực hiện thăm dò tại Lô 105 ở thềm lục địa phía bắc Việt Nam, cùng lúc tham gia dự án tại California, Mỹ.

    Áp lực của Trung Quốc


    Lô 120 nằm trong thềm lục địa Việt Nam, vùng biển giữa Quảng Ngãi và Bình Định, diện tích gần 8.500 km vuông, độ sâu từ 50m - 1.000m.

    Trên bản đồ, cách không xa là nơi tập đoàn dầu khí khổng lồ ExxonMobil của Hoa Kỳ có dự án thăm dò dầu khí với Tập đoàn Dầu khí PetroVietnam.

    Tháng 7/2008, Trung Quốc xác nhận đã gây sức ép để ExxonMobil ngừng dự án với Việt Nam tại khu vực mà Bắc Kinh nói là thuộc chủ quyền Trung Quốc.

    Tuy ExxonMobil chưa chính thức tuyên bố rút lui, cũng không có tin gì về tiến triển.

    Trong khi đó, Việt Nam khẳng định "các dự án dầu khí của VN với nước ngoài hoàn toàn thuộc chủ quyền của VN và phù hợp Công ước Luật Biển của LHQ ký năm 1982 cũng như các thỏa thuận song phương và đa phương giữa VN và các đối tác".

    Việc khai thác dầu khí ngoài khơi lâu nay đã là chủ đề gay cấn trong quan hệ giữa các quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.

    Trung Quốc, nước lớn nhất trong khu vực, cương quyết phản đối việc Việt Nam hợp tác làm ăn tại đây.

    Thông qua các đại sứ quán tại nước ngoài, Bắc Kinh đã gây áp lực lên các công ty dầu khí quốc tế muốn cùng Việt Nam khai thác dầu khí tại khu vực biển đang tranh chấp.

    Hồi tháng Sáu 2007, dưới áp lực của Trung Quốc, một công ty khác là Tập đoàn dầu khí Anh British Petroleum (BP) đã ngừng việc thăm dò khảo sát địa chấn tại khu vực Nam Côn Sơn, giữa Trường Sa và bờ biển Việt Nam "để cho các nước liên quan có cơ hội giải quyết vấn đề".

    BP chính thức rút khỏi dự án thăm dò này vào tháng 3/2009.



      Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 8:12 am