Diễn Đàn Bình Luận Và Trao Đổi Học Tập

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn Bình Luận Và Trao Đổi Học Tập

CÔNG NGHỆ HÓA HỌC - DẦU KHÍ - KHOA HỌC & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Ngành công nghiệp khí - 20 năm một chặng đường phát triển: Sức mạnh của một ngành công nghiệp trẻ Banner10

    Ngành công nghiệp khí - 20 năm một chặng đường phát triển: Sức mạnh của một ngành công nghiệp trẻ

    Admin
    Admin
    Nguyên soái
    Nguyên soái


    Tổng số bài gửi : 392
    Tham gia diễn đàn : 26/04/2010
    Đến từ : Chưa cập nhật
    Nghề nghiệp : Chưa cập nhật
    Chuyên ngành : Chưa cập nhật

    Ngành công nghiệp khí - 20 năm một chặng đường phát triển: Sức mạnh của một ngành công nghiệp trẻ Empty Ngành công nghiệp khí - 20 năm một chặng đường phát triển: Sức mạnh của một ngành công nghiệp trẻ

    Bài gửi by Admin Fri Jul 16, 2010 11:57 pm

    Thực tế hiện nay và trong tương lai, dầu mỏ và khí đốt luôn là nguồn tài nguyên quý hiếm, là nguồn năng lượng, nguyên liệu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong các nguồn năng lượng trên thế giới. Theo IEA, trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng toàn cầu, tỷ trọng khí hiện chiếm 23,9% và tỷ trọng này đang gia tăng nhanh chóng với mức trung bình khoảng 3,1%/năm, dự kiến đến năm 2020 sẽ chiếm 30% tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu. Đối với VN, theo các nhà nghiên cứu mới đây, tổng tiềm năng khí thiên nhiên của VN có thể thu hồi vào khoảng 2,4-3,0 ngàn tỷ m3, tập trung chủ yếu ở các bể: Nam Côn Sơn, Ma Lay - Thổ Chu, Cửu Long và Sông Hồng.

    Ngành công nghiệp khí - 20 năm một chặng đường phát triển: Sức mạnh của một ngành công nghiệp trẻ Small_1279018954nv
    Hệ thống đường ống của PVGas cung cấp khí cho Nhà máy Điện Hiệp Phước (Nhà Bè, TPHCM)


    Ấn tượng từ những con số


    Ý tưởng về một ngành công nghiệp khí hoàn chỉnh tại VN đã được hình thành từ đầu những năm 90, khi sản lượng khí đồng hành mỏ Bạch Hổ nếu không đưa vào bờ để sử dụng sẽ phải đốt bỏ ngoài khơi không chỉ lãng phí mà còn ảnh hưởng đến hoạt động khai thác dầu ngoài biển. Dự án sử dụng khí đồng hành mỏ Bạch Hổ được nghiên cứu từ đây và để đẩy mạnh việc phát triển ngành công nghiệp khí, ngày 20-9-1990, Công ty Khí đốt được thành lập (nay là Tổng Công ty Khí VN-PVGas) đã chính thức khai sinh ra ngành công nghiệp khí. Với chức năng chính là thu gom, vận chuyển, chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí, hiện nay, PVGas đang là đơn vị duy nhất của Tập đoàn Dầu khí VN thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực khí.

    Thực tế cho thấy, sau 20 năm hình thành và phát triển, đến nay, ngành khí đã tạo dựng cho mình cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ để đảm bảo phát triển vững chắc từ thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ và phân phối. Theo đó, về thu gom: tổng sản lượng khí thu gom từ các mỏ (Bạch Hổ, Rạng Đông, Phương Đông, Lan Tây, Lan Đỏ, Cá Ngừ Vàng, Sư Tử Đen, Rồng Đôi, PM3 & 46 Cái Nước) được đưa vào bờ cung cấp cho các hộ tiêu thụ hàng năm trên 8 tỷm3. Về hệ thống xử lý, tàng trữ và phân phối khí hiện có 2 trạm xử lý khí tại Dinh Cố Bà Rịa Vũng Tàu, gần 900 km đường ống cấp khí cao áp cho 2 khu vực Đông và Tây Nam Bộ, hệ thống kho chứa LPG với sức chứa gần 20.000 tấn.

    Ngoài ra, ngành khí đã thiết lập mạng lưới phân phối đến tận người tiêu dùng bằng hệ thống gần 100km đường ống khí thấp áp trong các khu công nghiệp, các trạm và đại lý LPG rộng khắp trên toàn quốc. Có thể nói, với cơ sở vật chất tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh, hiện nay, ngành khí đang cung cấp nguồn nguyên, nhiên liệu khí đầu vào để sản xuất ra 36 tỷ kwh điện/năm, tương ứng 40% tổng sản lượng điện quốc gia, gần 800.000 tấn đạm/năm, tương ứng 30% tổng sản lượng đạm cả nước, 100.000 tấn xăng/năm, tương ứng 5% sản lượng xăng sản xuất trong nước và cung cấp khoảng 700.000 tấn LPG/năm, đáp ứng gần 70% nhu cầu LPG toàn quốc, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia và đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường LPG và góp phần bình ổn giá LPG trong nước.


    Chiến lược phát triển của ngành khí

    Trao đổi với báo chí, lãnh đạo PVGas-đơn vị chủ lực của ngành công nghiệp khí cho biết, chủ trương phát triển của ngành khí là theo hướng tăng tốc, đột phá, đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả và bền vững trên công nghệ tiên tiến nhất, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước và đảm bảo nguồn cung ổn định, lâu dài về khí và các sản phẩm khí. Trong đó an toàn và hiệu quả là kim chỉ nam xuyên suốt quá trình phát triển. Phát triển công nghiệp khí thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường trên cơ sở gia tăng giá trị nguồn khí trong nước, tận dụng nguồn khí từ các nước trong khu vực và thế giới. Đồng thời đưa ngành khí VN trở thành ngành có thương hiệu trong khu vực và trên thế giới. Phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường công tác chế biến sâu để gia tăng giá trị của khí. Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước.

    Cũng theo lãnh đạo PVGas, mục tiêu tổng quát cho phát triển ngành khí là phát triển vững mạnh, an toàn, chất lượng, hiệu quả, hiện đại, phạm vi hoạt động hoàn chỉnh trong tất cả các khâu thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, kinh doanh, dịch vụ và xuất nhập khẩu; đa dạng nguồn cung khí và các sản phẩm khí; đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung bổ sung trong và ngoài nước; đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm đặc biệt chú trọng phát triển các dự án chế biến sâu gia tăng giá trị khí; đưa ngành công nghiệp khí VN trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng trong nền kinh tế đất nước.

    Trong giai đoạn 2011-2015 phấn đấu tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt từ 18-20%/năm. Cơ cấu doanh thu: khí chiếm 61%, sản phẩm khí chiếm 17%, dịch vụ chiếm 22%. Việc hình thành và phát triển của PVGas gắn liền với ngành khí là tất yếu. PVGas đang tiếp tục là đơn vị duy nhất của Tập đoàn Dầu khí VN thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực khí. Chính vì vậy, PVGas có vai trò rất quan trọng đối với ngành. Mỗi hoạt động của PVGas cũng chính là của ngành và những thay đổi của PVGas sẽ làm thay đổi cả ngành khí.


    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    ° Theo dự báo của Viện Nghiên cứu chiến lược, tổng nhu cầu năng lượng của Việt Nam sẽ đạt khoảng 65 - 72 triệu tấn dầu quy chuẩn (TOE) năm 2015 và 97 - 123 triệu TOE năm 2025. Về cơ cấu sử dụng, việc tiêu thụ các nguyên liệu sạch nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường như khí đốt, LPG… sẽ gia tăng nhanh chóng. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, khách hàng tiêu thụ khí chủ yếu là ngành điện, thông thường nhu cầu khí của các nhà máy điện chiếm 70 - 80% tổng nhu cầu khí. Theo kế hoạch phát triển ngành điện Việt Nam, từ năm 2011 trở đi, với nguồn khai thác khí trong nước, mỗi năm Việt Nam thiếu từ 1 đến 2 tỷ m3/năm cho giai đoạn 2011-2015 và sự thiếu hụt đó càng gia tăng sau năm 2015.

    ° Bắt đầu từ năm 1990, kể từ khi LPG được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, nhu cầu LPG tăng trưởng mạnh, trung bình gần 30%/năm. Mặc dù, tốc độ tăng trưởng đã giảm dần từ năm 2001 trở lại đây sau 10 năm thâm nhập nhưng theo dự báo, giai đoạn 2011-2015 sẽ còn duy trì ở mức 7-8%/năm sau đó duy trì ở mức 5% (chưa tính nhu cầu hóa dầu). Ngoài ra, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp Lọc- Hóa –Dầu và chiến lược phát triển đa ngành- đa nghề của Tập đoàn cũng như PV Gas về định hướng chế biến nhằm gia tăng giá trị khí; các nhà máy hóa dầu sử dụng các sản phẩm lỏng chế biến từ nguồn khí thiên nhiên và khí đồng hành sẽ sớm đi vào họat động, trước mắt là Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn dự kiến vận hành từ 2014. Như vậy, tổng nhu cầu LPG cho cả hóa dầu đến năm 2015 ít nhất là 2,2 triệu tấn LPG.

      Hôm nay: Sat Apr 27, 2024 4:42 pm