Diễn Đàn Bình Luận Và Trao Đổi Học Tập

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn Bình Luận Và Trao Đổi Học Tập

CÔNG NGHỆ HÓA HỌC - DẦU KHÍ - KHOA HỌC & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

CẦN BỎ NHỮNG ĐIỀU VÔ LÝ Banner10

    CẦN BỎ NHỮNG ĐIỀU VÔ LÝ

    thietlam.truong
    thietlam.truong
    Thượng úy
    Thượng úy


    Tổng số bài gửi : 51
    Birthday : 10/10/1988
    Tham gia diễn đàn : 27/04/2010
    Đến từ : Quãng Ngãi
    Nghề nghiệp : Student
    Chuyên ngành : Chemical Engineering

    CẦN BỎ NHỮNG ĐIỀU VÔ LÝ Empty CẦN BỎ NHỮNG ĐIỀU VÔ LÝ

    Bài gửi by thietlam.truong Wed May 05, 2010 8:45 pm

    Quy định khối thi tuyển sinh vào các trường ĐH-CĐ ngày càng thể hiện những bất cập khiến cho việc tuyển sinh, tuyển dụng gặp không ít khó khăn.

    CẦN BỎ NHỮNG ĐIỀU VÔ LÝ ZL0.10309641_1_1
    Thí sinh dự thi vào trường ĐH Tài chính - Marketing bằng khối A.

    Thi môn không cần

    Học Kinh tế nhưng phải thi môn Văn (khối D) khả dĩ còn có thể lý giải được, nhưng thi môn Hóa (khối A) là một thực tế mà không ít trường ĐH-CĐ dù không muốn cũng phải chấp nhận. Hiện nay hầu hết các ngành Kinh tế ở các trường đều tuyển sinh khối A (Toán, Lý, Hóa) hoặc khối D (Toán, Văn, Ngoại ngữ). Theo các chuyên gia kinh tế, cả 2 khối thi này đều có những môn rất thừa vì không liên quan gì đến ngành học.

    Ông Bùi Ngọc Sơn - Giám đốc cơ sở II, ĐH Ngoại thương cho biết nếu để trường được tự chọn, trường chỉ cần thi 2 môn Toán, Ngoại ngữ và một môn khác về xã hội là đủ. Ông Sơn nói: “Quy định về môn thi, khối thi như hiện nay rất bất cập và suốt nhiều năm qua các trường phải thực hiện như một thói quen. Đã đến lúc Bộ GD-ĐT cần phải xem xét lại, nếu không hậu quả sẽ rất lâu dài mới khắc phục được”.

    Rất nhiều ngành khác tổ chức thi khối A cũng trong tình trạng tương tự. Chẳng hạn Cơ khí, Luật, Công nghệ thông tin... đều không cần sử dụng đến kiến thức của môn Hóa nhưng bắt buộc thí sinh vẫn phải học và thi môn này!

    Cần lại không được thi

    Ngược lại, một số ngành có nhu cầu cần đến những môn thi liên quan lại không được đáp ứng. Ngành Tâm lý học cũng cần tuyển cả khối B (Toán, Hóa, Sinh) bởi khi vào học có những môn liên quan đến sinh học như Giải phẫu - Sinh lý người, Sinh lý học hoạt động thần kinh cấp cao, Tâm lý học thần kinh... nhưng hiện chỉ được tuyển khối A, C, D. Một mảng quan trọng của ngành Công tác xã hội là công tác xã hội trong bệnh viện nên đòi hỏi sinh viên có nhiều kiến thức về Sinh học. Thậm chí, ngành Công nghệ thông tin cũng có thể tuyển sinh khối B nhưng hiện nay thì dứt khoát cứ phải thi vào bằng khối A.

    Theo ông Nguyễn Xuân Phong - Phó hiệu trưởng trường ĐH FPT, một trường chuyên đào tạo về công nghệ thông tin, thì ngành học này chỉ cần thí sinh có tư duy về Toán học. Các môn khác như Lý, Hóa, Văn hay Ngoại ngữ trong các khối thi quy định không phải là thước đo để biết được thí sinh có đủ năng lực theo học ngành này hay không. Do đó, trường ĐH FPT chỉ yêu cầu thí sinh đạt điểm sàn ở bất cứ khối thi nào có môn Toán, trong đó có cả khối B, còn thí sinh phải đáp ứng được kỳ sơ tuyển của nhà trường với 3 môn Toán, Tư duy lô-gích (thi trắc nghiệm) và viết luận.

    Lâu nay, ngành báo chí chỉ tuyển khối C với các môn Văn, Sử, Địa. Đây là 3 môn mà học sinh nam thường không thích do đó số lượng thí sinh nam đăng ký dự thi rất ít. PGS-TS Nguyễn Văn Dững - Phó trưởng khoa Báo chí - Học viện Báo chí và tuyên truyền cho biết: “Lâu nay, người ta thường quan niệm nhà báo phải giỏi Văn nhưng thực ra Văn không phải là báo. Nhà báo cần phải có tư duy lô-gic, khả năng phán đoán và lập luận. Vì vậy, những người làm báo rất cần giỏi Toán... Để cải thiện tình hình này, cần mở rộng tuyển sinh ngành báo chí khối A”.

    Từ thực tế trên cho thấy, hiện nay các ngành học ngày càng giao thoa với nhau. Mỗi ngành học đều đòi hỏi người học có kiến thức liên ngành nên việc quy định các khối thi cứng nhắc như hiện nay không còn phù hợp nữa. Trao đổi về vấn đề này, một chuyên gia tuyển sinh đã thẳng thắn đề nghị tốt nhất Bộ GD-ĐT nên giao cho các trường tự chủ trong việc tuyển sinh cho đúng và phù hợp với đặc thù của mình.

    CẦN BỎ NHỮNG ĐIỀU VÔ LÝ 3L0.10309774_1_1
    Quyết định tuyển sinh khối A có phải là bước “đột phá” của nhà trường trong quy định về khối thi hiện nay?

    - Từ năm 2001 về trước, trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn đã tuyển sinh khối A một số ngành, nhưng khi đó, số thí sinh trúng tuyển khối A không phải ở mức điểm cao. Chính vì vậy, nhà trường đã dừng lại việc tuyển nguồn đầu vào từ khối A. Hiện nay, ĐH Quốc gia Hà Nội đã chủ trương lấy mức điểm sàn cao để đón nhận những thí sinh có năng lực tốt nhất vào học. Trong bối cảnh ấy, nếu có thí sinh dự thi khối A thì nhà trường vẫn hoàn toàn có thể tuyển chọn những thí sinh có năng lực phù hợp. Chứ không phải bớt chỉ tiêu của khối C, D điểm cao để tuyển khối A điểm thấp như trước đây. Đây cũng là cơ hội cho những thí sinh có năng lực thi tuyển khối A được học các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Đó cũng là công bằng xã hội trong tuyển sinh.


    Thanhnien

      Hôm nay: Wed May 08, 2024 5:59 am