Diễn Đàn Bình Luận Và Trao Đổi Học Tập

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn Bình Luận Và Trao Đổi Học Tập

CÔNG NGHỆ HÓA HỌC - DẦU KHÍ - KHOA HỌC & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Sản xuất phân đạm:  Đáp ứng phần lớn nhu cầu phân đạm của cả nước Banner10

    Sản xuất phân đạm: Đáp ứng phần lớn nhu cầu phân đạm của cả nước

    Admin
    Admin
    Nguyên soái
    Nguyên soái


    Tổng số bài gửi : 392
    Tham gia diễn đàn : 26/04/2010
    Đến từ : Chưa cập nhật
    Nghề nghiệp : Chưa cập nhật
    Chuyên ngành : Chưa cập nhật

    Sản xuất phân đạm:  Đáp ứng phần lớn nhu cầu phân đạm của cả nước Empty Sản xuất phân đạm: Đáp ứng phần lớn nhu cầu phân đạm của cả nước

    Bài gửi by Admin Sun Jun 13, 2010 5:27 pm

    Sản xuất phân đạm:  Đáp ứng phần lớn nhu cầu phân đạm của cả nước CS0.12322681_64168_1

    Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hiện đang quản lý và vận hành Nhà máy Đạm Phú Mỹ (công suất 740.000 tấn/năm và đang triển khai xây dựng Nhà máy Đạm Cà Mau (công suất 800.000 tấn/năm). Khi Nhà máy Đạm Cà Mau đi vào hoạt động, sản lượng phân đạm của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu thụ đạm của cả nước.

    1. Các dự án đã đi vào hoạt động:


    - Nhà máy đạm Phú Mỹ: trực thuộc Tổng công ty Cổ phần Phân bón & Hóa chất Dầu khí
    + Hoàn thành: 9/2004;
    + Vốn đầu tư: 370 triệu USD;
    + Công suất: Amoniac (1350 tấn/ngày); 740.000 tấn Urê/năm.
    Năm 2009 đã sản xuất được 740.000 tấn Urê.

    Nhà máy Đạm Phú Mỹ thuộc PVFCCo được đặt tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 370 triệu USD công suất 740.000 tấn urea/năm, với diện tích khuôn viên 63ha, sử dụng công nghệ của hãng Haldor Topsoe của Đan Mạch để sản xuất khí Amoniac và công nghệ của hãng Snamprogetti của Italy để sản xuất phân urê. Đây là các công nghệ hàng đầu trên thế giới về sản xuất phân đạm với dây chuyền khép kín, nguyên liệu chính đầu vào là khí thiên nhiên, không khí và đầu ra là ammoniac và urê. Chu trình công nghệ khép kín cùng với việc tự tạo điện năng và hơi nước giúp nhà máy hoàn toàn chủ động trong sản xuất kể cả khi lưới điện quốc gia có sự cố hoặc không đủ điện cung cấp.

    Nhà máy gồm có 3 phân xưởng chính là xưởng ammoniac, xưởng urê, xưởng phụ trợ và các phòng/xưởng chức năng khác.

    Đội ngũ quản lý, vận hành và bảo dưỡng nhà máy đã chủ động đảm đương và vận hành hết các hạng mục công việc, nhà máy luôn được vận hành ổn định, đạt 100% công suất thiết kế và số giờ vận hành tiêu chuẩn, liên tiếp trong 2 năm 2007, 2008 tổng sản lượng đều vượt sản lượng thiết kế/năm.

    Ngoài các hạng mục ban đầu, nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng tối đa các nguồn lực của PVFCCo, đáp ứng một cách thuận lợi và hiệu quả cho công tác sản xuất kinh doanh và cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, Tổng công ty đã và đang triển khai cải tạo, nâng cấp và đầu tư mới các hạng mục và hệ thống công nghệ trong nhà máy như sau:

    • Hệ thống phun chất chống kết khối giúp cho sản phẩm urê không vón cục, không đóng bánh, hạt bóng, đẹp. Cải tiến hệ thống sàng rung sản phẩm urê để loại bỏ mạt trong urê thương phẩm.

    • Hệ thống thu hồi ammoniac trong nước thải trước khi thải ra môi trường. Lắp đặt hệ thống hút bụi urê nhằm đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động.

    • Đầu tư đa dạng hóa sản phẩm gồm: công nghệ sản xuất CO2 tinh khiết 99,9% từ khói thải nhà máy, Methanol, Formaldehyde, một số loại khí công nghiệp như Nitơ, Oxy, Argon…

    Với đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành và công nhân, kỹ thuật viên lành nghề, kết quả hoạt động trong thời gian qua của Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã đóng góp phần lớn cho thành quả chung của Tổng công ty. Đầu năm 2009, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 do Nhà nước trao tặng.


    2. Các dự án đang triển khai:

    - Nhà máy đạm Cà Mau: Do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư
    + Khởi công: 7/2008;
    + Dự kiến hoàn thành: 2012;
    + Vốn đầu tư: Khoảng 900 triệu USD;
    + Công suất: 800.000 tấn Urê/năm.

    Nhà máy Đạm Cà Mau được khởi công xây dựng ngày 26/07/2008, tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư và Liên danh nhà thầu Công ty Thiết kế Vũ Hán (Wuhuan Engineering Co., Ltd) và Tổng công ty Xuất nhập khẩu máy Trung Quốc (China National Machinery Imp & Exp Corp) làm tổng thầu EPC.

    Công ty Thiết kế Vũ Hán (Wuhuan Engineering Corp. - WEC) được thành lập năm 1958, đã tham gia thực hiện hơn 1.200 dự án tại Trung Quốc và nước ngoài. Dự án EPC đầu tiên mà WEC thực hiện là nhà máy Amonắc Jiangxi năm 1979. WEC đã tham gia thực hiện thành công hơn 400 dự án Amoniắc và Urê.

    Tổng công ty Xuất nhập khẩu Máy Trung Quốc (China National Machinery Imp. & Exp. Corp - CMC) là Tổng công ty Trung Quốc, được thành lập năm 1950, là một trong những doanh nghiệp ngoại thương đi đầu và lớn nhất về xuất nhập khẩu máy móc thiết bị tại Trung Quốc với tổng doanh thu bán hàng từ khi thành lập tới nay là 80 tỷ USD.

    Kinh nghiệm của liên danh CMC và WEC về dự án Amoniắc và Urê: Liên danh CMC - WEC đã liệt kê 50 dự án chính đã và đang thực hiện trong đó có 6 dự án với tư cách là tổng thầu EPC và 44 dự án với tư cách là nhà thầu thiết kế.

    Một số thông tin chính về Dự án như sau:
    - Tên Dự án: Nhà máy Đạm Cà Mau.
    - Địa điểm xây dựng: xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
    - Chủ đầu tư: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
    - Diện tích mặt bằng: 62 ha.
    - Công suất nhà máy: 800.000 tấn đạm/ năm.
    - Nguyên liệu: sử dụng khí thiên nhiên từ mỏ PM3- CAA ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam.
    - Sản phẩm:
    + Phân đạm chất lượng cao, dạng vê viên.
    + Amôniác.
    + Khí CO2 tinh khiết phục vụ đời sống, sản xuất công nghiệp và công nghiệp thực phẩm.
    - Nhà máy được áp dụng theo công nghệ tiên tiến, hiện đại. Phân đạm được sản xuất theo công nghệ của hãng Snamprogetty (Italia), Amôniác (NH3) được sản xuất theo công nghệ của hãng Haldor Topsoe (Đan Mạch), công nghệ vê viên là của hãng TEC (Nhật Bản).
    - Nhà thầu thực hiện gói thầu EPC (Thiết kế - Mua sắm - Xây dựng - Chạy thử) là Liên danh: Công ty Thiết kế Vũ Hán (WEC) và Tổng công ty Xuất nhập khẩu Máy Trung Quốc (CMC).
    - Vốn đầu tư dự kiến khoảng 900 triệu USD,
    - Dự án giải quyết công ăn việc làm cho hơn một vạn người trong thời gian xây dựng và khoảng 400 người trong giai đoạn vận hành,
    - Dự án khi đi vào vận hành sẽ cùng với Nhà máy Đạm Phú Mỹ nâng tổng sản lượng phân đạm do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sản xuất lên 1.540.000 tấn/năm, đáp ứng phần lớn tổng nhu cầu phân đạm của cả nước, góp phần bình ổn giá đạm và an ninh phân bón, lương thực của cả nước.




    Theo Petro Vietnam

      Hôm nay: Fri Apr 19, 2024 2:04 pm