Diễn Đàn Bình Luận Và Trao Đổi Học Tập

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn Bình Luận Và Trao Đổi Học Tập

CÔNG NGHỆ HÓA HỌC - DẦU KHÍ - KHOA HỌC & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Chính sách của nhà nước Việt Nam về phát triển nhiên liệu sinh học Banner10

    Chính sách của nhà nước Việt Nam về phát triển nhiên liệu sinh học

    DKVN
    DKVN
    Lính Nhập Ngũ
    Lính Nhập Ngũ


    Tổng số bài gửi : 9
    Birthday : 11/09/1991
    Tham gia diễn đàn : 10/07/2010
    Đến từ : Hà Tĩnh
    Nghề nghiệp : Sinh Viên
    Chuyên ngành : Công nghệ chế biến khí

    Chính sách của nhà nước Việt Nam về phát triển nhiên liệu sinh học Empty Chính sách của nhà nước Việt Nam về phát triển nhiên liệu sinh học

    Bài gửi by DKVN Mon Aug 02, 2010 9:58 am

    Theo báo cáo của nhiều chuyên gia, trong thời gian tới nếu Việt Nam không phát hiện thêm các mỏ dầu mới có trữ lượng lớn thì với sản lượng khai thác hiện tại, dự báo đến 2025 Việt Nam về cơ bản cạn kiệt tài nguyên dầu khí. Việt Nam từ chỗ xuất khẩu năng lượng (dầu thô, than), trong vòng 15 năm tới sẽ phải nhập năng lượng, trong đó xăng dầu dùng cho giao thông vận tải chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu năng lượng của Việt nam.

    Khi nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động hết công suất, Việt Nam cũng mới tự cung cấp được khoảng 5,3 triệu tấn xăng dầu dùng cho giao thông vận tải trong tổng nhu cầu 15,5 - 16 triệu tăng tấn xăng dầu. Do vậy Việt Nam hiện tại vẫn phải nhập khẩu ít nhất 2/3 nhu cầu xăng dầu từ nước ngoài để phục vụ nhu cầu trong nước.

    Trong khi nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt, chi phí khai thác ngày càng tăng thì nhu cầu sử dụng của con người vẫn không ngừng tăng lên làm cho giá của các loại nhiên liệu hóa thạch tăng cao, điển hình là giá dầu thô trên thế giới. Điều này đã tác động trực tiếp lên giá thành xăng dầu thành phẩm. Việt Nam đang phải sử dụng một số lượng lớn ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu phục vụ cho nhu cầu trong nước.

    Để giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ, than đá đồng thời bù đắp cho sự thiếu hụt năng lượng trong tương lai, chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách khuyến khích sử dụng đa dạng hóa các nguồn năng lượng như năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, và đặc biệt là NLSH (NLSH).

    Việt Nam là nước nông nghiệp, có nguồn nguyên liệu sinh khối dồi dào có thể sử dụng được để sản xuất NLSH với giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh với các dạng năng lượng khác. Quan trọng hơn là góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng thu nhập của nông dân, góp phần thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ.

    Các chính sách khuyến khích phát triển NLSH

    Để thúc đẩy ngành sản xuất NLSH phát triển, Thủ tướng Chính phủ ngày 20/11/2007 đã ra quyết định phê duyệt “Đề án phát triển NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” với mục đích thay thế một phần nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Trong Đề án đã vạch ra lộ trình, mục tiêu và các giải pháp chính như sau:

    - Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý để thu hút đầu tư, khuyến khích sản xuất quy mô công nghiệp và sử dụng NLSH. Trong đó đổi mới cơ chế, chính sách thuế, ưu tiên vay vốn và sử dụng đất đai để hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đầu tư phát triển sản xuất NLSH ở Việt Nam.

    - Giai đoạn 2007 - 2015, đầu tư sản xuất NLSH được xếp vào danh mục lĩnh vực được đặc biệt ưu đãi đầu tư. Các doanh nghiệp đầu tư sản xuất NLSH được miễn, giảm thuế thu nhập đối với sản phẩm là NLSH theo quy định tại Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất NLSH được hưởng các ưu đãi tối đa về thuê đất, sử dụng đất trong thời gian 20 năm. Nguyên liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sản xuất NLSH được miễn thuế nhập khẩu. Nguyên liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất NLSH được hưởng thuế xuất nhập khẩu ở mức thấp nhất;

    - Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, lộ trình áp dụng (tiêu chuẩn TCVN, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến sản xuất sử dụng E5, B5, các quy định bắt buộc về môi trường).

    - Xây dựng lộ trình sử dụng NLSH để thay thế một phần nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch trong ngành giao thông vận tải và các ngành công nghiệp khác theo hướng khuyến khích sử dụng rộng rãi NLSH và xây dựng mô hình thí điểm phân phối NLSH tại một số tỉnh, thành phố trước năm 2010. Xây dựng và phát triển được các mô hình sản xuất thử nghiệm và sử dụng NLSH quy mô 100 nghìn tấn E5 và 50 nghìn tấn B5/năm bảo đảm đáp ứng 0,4% nhu cầu xăng dầu của cả nước vào năm 2010. Đến năm 2015, sản lượng ethanol và biodiesel trong nước đạt 250 nghìn tấn, đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu của cả nước. Vào năm 2025, sản lượng NLSH sẽ đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu của cả nước.

    - Phát triển mạng lưới phân phối và tiêu thụ sản phẩm NLSH trên phạm vi cả nước với hạt nhân là các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.

    - Quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu để sản xuất NLSH, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng bước đầu nhu cầu phát triển NLSH, làm chủ được công nghệ sản xuất giống cây trồng cho năng suất cao để sản xuất NLSH.

    - Nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò quan trọng và lợi ích to lớn của NLSH.

    - Thành lập và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng công nghệ vào sản xuất NLSH; ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới để sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm NLSH.

    - Hình thành và phát triển mạnh ngành công nghiệp sản xuất NLSH, tạo lập được thị trường thông thoáng và thuận lợi để thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm NLSH.

    Để đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất, người tiêu dùng và mục đích quản lý về NLSH, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học Công nghệ đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ethanol biến tính E100 (TCVN 7716:2007) và dầu diesel sinh học gốc B100 (TCVN 7717:2007) năm 2007 để tạo điều kiện cho việc sản xuất ethanol và biodiesel nhằm thay thế một phần xăng dầu nhập khẩu.

    Nhằm mục đích hiện thực hóa đề án phát triển NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, ngày 06/10/2008 Bộ Công thương đã phê duyệt các danh mục đề tài và dự án thực hiện trong năm 2009 với mục tiêu sản xuất được các giống cây trồng có năng suất cao dùng làm nguyên liệu cho sản xuất NLSH; nghiên cứu và làm chủ được các công nghệ sản xuất NLSH tiên tiến trên thế giới từ các nguồn nguyên liệu khác nhau; xây dựng và đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển NLSH ở Việt Nam; hoàn thiện công nghệ sản xuất E5 từ phối trộn, tồn trữ đến phân phối và thử nghiệm trên diện rộng để đánh giá khả năng thương mại xăng E5.

    Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành việc phân phối xăng E5 và dầu diesel B5, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho xăng E5 (TCVN 8063:2009), dầu diesel B5 (TCVN 8064:2009) trong tháng 5 năm 2009. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng giao cho Bộ Công Thương sớm ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, tồn trữ, phân phối, sử dụng NLSH.
    Song song với việc xây dựng hành lang pháp lý cho việc sản xuất và phân phối E5 và B5, Chính phủ cũng ra nhiều chính sách khuyến khích việc sản xuất phân phối NLSH và phát triển vùng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất NLSH.

    Tháng 6/2008, Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt đề án “Nghiên cứu, phát triển và sử dụng sản phẩm cây cọc rào ở VN giai đoạn 2008-2015 và tầm nhìn đến 2025”. Mục tiêu trong giai đoạn 2008-2010 trồng thử nghiệm, khảo nghiệm và sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau. Đề án nhằm tạo ra một ngành sản xuất nông nghiệp mới thông qua việc hình thành vùng nguyên liệu gắn với phát triển công nghiệp chế biến dầu diesel sinh học có hiệu quả cao, qui mô ngày càng lớn trên cơ sở sử dụng hiệu quả đất đai ở các vùng hoang hoá, khô cằn, đất trống đồi núi trọc và những nơi canh tác nông nghiệp năng suất thấp, góp phần cải thiện đời sống của người dân ở các vùng khó khăn, đồng thời bảo vệ môi. Tổng nhu cầu vốn cho thực hiện đề án ước tính khoảng 2.320 tỷ đồng Việt Nam, trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước khoảng 220 tỷ đồng và vốn đầu tư của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước là khoảng 2.100 tỷ đồng. Theo đó, các doanh nghiệp triển khai sản xuất thử qui mô nhỏ đến năm 2010 đạt diện tích khoảng 30.000 ha.

    Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu và nhu cầu của thị trường, nhà đầu tư sẽ tiến hành qui hoạch chi tiết các vùng nguyên liệu tập trung gắn với các nhà máy chế biến dầu diesel sinh học. Đến năm 2010 có thể chế biến được khoảng 30.000 tấn dầu/năm. Từng bước mở rộng diện tích đến năm 2015 khoảng 300.000ha. Định hướng từ sau 2015 đến 2025 trồng đại trà để đạt diện tích 500.000 ha trên toàn quốc và nâng công suất chế biến dầu diesel sinh học lên đến 1 triệu tấn/năm, sử dụng diesel sinh học với tỷ lệ bắt buộc pha trong diesel có nguồn gốc dầu mỏ.

    Lời kết

    Sự phát triển NLSH của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào các chính sách khuyến khích phát triển NLSH của Chính phủ như sự xây dựng các cơ sở pháp lý để doanh nghiệp và người dân có thể yên tâm sản xuất và sử dụng NLSH. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và yêu cầu các bộ ngành liên quan ban hành các văn bản pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, phân phối NLSH.

    Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, Chính phủ vẫn chưa ban hành văn bản nào đề cập đến lộ trình và tỷ lệ pha trộn bắt buộc NLSH vào nhiên liệu dầu mỏ truyền thống. Điều này dẫn đến việc khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất NLSH kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm NLSH trong tương lai.



    Theo Congnghedaukhi

      Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 12:53 pm