Diễn Đàn Bình Luận Và Trao Đổi Học Tập

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn Bình Luận Và Trao Đổi Học Tập

CÔNG NGHỆ HÓA HỌC - DẦU KHÍ - KHOA HỌC & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau Banner10

3 posters

    Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau

    Admin
    Admin
    Nguyên soái
    Nguyên soái


    Tổng số bài gửi : 392
    Tham gia diễn đàn : 26/04/2010
    Đến từ : Chưa cập nhật
    Nghề nghiệp : Chưa cập nhật
    Chuyên ngành : Chưa cập nhật

    Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau Empty Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau

    Bài gửi by Admin Fri Jun 11, 2010 6:07 pm

    Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau là một trong ba dự án kinh tế lớn giai đoạn 2000-2005 của Việt Nam (hai dự án còn lại là Thủy điện Sơn La và Nhà máy lọc dầu Dung Quất). Dự án này được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) làm chủ đầu tư. Dự án bao gồm việc xây dựng đường ống dẫn khí bằng thép dài 325 km (có 298 km đi ngầm dưới biển) đường kính ống 18 inch, dày 12,5 mm, công suất vận chuyển tối đa 2 tỷ m³ khí/năm đưa khí từ mỏ PM3 thuộc vùng chồng lấn (tiếng Anh: overlapping area) Việt Nam và Malaysia vào Khu công nghiệp Khánh An ở huyện U Minh, Cà Mau để cấp cho hai nhà máy nhiệt điện và một nhà máy sản xuất phân đạm urê. Hai nhà máy điện có công suất tổng cộng là 1500 MW và nhà máy đạm (urea) có công suất 800.000 tấn/năm. Tổng vốn dự kiến lên đến 1,4 tỷ USD. Dự kiến hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2009 (dự án khí hoàn thành 2006, dự án điện hoàn thành 2008 và dự án đạm hoàn thành năm 2009). Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau cùng với dự án khí Lô B - Ô Môn đưa khí từ biển Tây đến Tổ hợp các nhà máy điện ở Ô Môn (Cần Thơ) (công suất Tổ hợp Ô Môn là 2600 MW) góp phần phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long thành một trung tâm năng lượng của cả Việt Nam.

    Đường ống dẫn khí PM3 Cà Mau là một phần của Dự án Khí-Điện-Đạm Cà Mau được Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro) xây dựng, bao gồm 298 km đường ống dẫn khí ngoài biển nối từ mỏ Dầu -Khí PM3 thuộc vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và Malaisia và 26,114 Km đường ống dẫn khí trên bờ (bao gồm cả 03 trạm: Trạm tiếp bờ (LFS), cụm van ngắt tuyến (LBV) và Trạm phân phối khí (GDS). Dòng khí đầu tiên từ mỏ PM3 đã được đưa vào tới trạm GDS thuộc xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau vào lúc 12h54' ngày 2 tháng 5 năm 2007 để cung cấp cho Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, đây là một sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng đánh dấu ý nghĩa chiến lược phát triển kinh tế vùng cực Nam của Việt Nam.


    Phạm vi dự án:


    Khu Khí - Điện - Đạm tỉnh Cà Mau nằm trên khu đất thuộc các ấp 3, 6, 7 và 8 của xã Khánh An, về phía Đông Nam huyện U Minh, cách trung tâm Thành phố Cà Mau khoảng 11 km.

    Phạm vi lập quy hoạch chung gồm 1.208 ha, được xác định như sau:
    Phía Bắc giáp sông Cái Tàu
    Phía Nam giáp kênh Xáng Minh Hà
    Phía Đông giáp sông ông Đốc
    Phía Tây giáp trại giam K1 Cái Tàu


    Các hạng mục công trình xây dựng:

    Công trình Đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau

    Chủ đầu tư: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tổng thầu EPC: Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro (VSP). Tư vấn thiết kế kỹ thuật: Worley. Pty. Ltd. (Úc). Tư vấn quản lý dự án (PMC): Pegansus (Anh).

    Các công trình cung cấp khí cho cụm Khí - Điện - Đạm được gắn với nguồn khí khai thác từ các mỏ khí thuộc khu vực biển Tây Nam có trữ lượng khai thác tại mỏ khí PM-3/CAA (vùng khai thác chung Việt Nam và Malaysia) là 52,3 tỷ m³, trong đó Việt Nam hưởng 50% (26 tỷ m³); mỏ khí Cái Nước (thuộc Lô 46) khoảng 2 tỷ m³; và trong tương lai có thể bổ sung nguồn khí khai thác từ các mỏ 46/51, Lô B, 52/97.

    Công suất: 2 tỉ m³ khí/năm

    Chiều dài đường ống tổng cộng: 325 km (298 km ngầm dưới biển)

    Đường kính ống: 18 inch; độ dày ống: 12,7 mm

    Khởi công: 22/6/2005;

    Hoàn thành giai đoạn 1, cấp khí cho nhà máy điện Cà Mau 1: 24/6/2008

    Hoàn thành giai đoạn 2, cấp khí cho cả hai nhà máy điện Cà Mau 1 và 2: 20/8/2008

    Nghiệm thu hoàn thành cấp Nhà nước: 25/12/2008

    Khánh thành (cùng hai nhà máy điện): 27/12/2008

    Công trình Nhà máy nhiệt điện

    Chủ đầu tư: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tổng thầu EPC: Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA). Tư vấn thiết kế kỹ thuật: Liên danh tư vấn Poyry Energy Ltd. (Thụy Sỹ) và Công ty tư vấn Xây dựng điện 2 (PECC2). Tư vấn quản lý dự án (PMC): Công ty tư vấn Poyry Energy Ltd. (Thụy Sỹ). Nhà thầu phụ gói 1 (cung cấp vật tư thiết bị chính): Siemens AG (CHLB Đức). Nhà thầu phụ gói 2 (sân phân phối cao áp): Tổ hợp PT Siemens (Indonesia) và Siemens Ltd. (Việt Nam). Nhà thầu phụ gói 3 (các hệ thống phụ trợ nhà máy): Tổ hợp Torishima (Hồng Kông) - Colenco (Thụy Sỹ)/EDF (Pháp) - LILAMA 18. Nhà thầu phụ gói 4 (phần xây dựng): Vinci (Pháp)/CSB (Việt Nam).

    Công trình bao gồm hai nhà máy nhiệt điện chu trình kết hợp đa trục 2x1 sử dụng 4 tuabin khí thế hệ F của Siemens (SGT5-4000F), 2 tua bin hơi SST-5000, 6 máy phát SGen-1000Air; 4 lò thu hồi nhiệt do tập đoàn Doosan (Hàn Quốc) cấp.

    Công suất tinh mỗi nhà máy: 750 MW khi đốt khí; 669,8 MW khi đốt dầu DO. Số giờ sử dụng công suất đạt 6.500 giờ/năm đến 7.000 giờ/năm. Lượng khí tiêu thụ hàng năm khoảng 900 triệu m³/năm/1 nhà máy, tương đương khoảng 3,1 triệu m³/ngày.

    Nhà máy Cà Mau 1 có DTSD: 20,4 ha; khởi công: 09/4/2006; vận hành thương mại: 20/3/2008

    Nhà máy Cà Mau 2 có DTSD: 9,5 ha; khởi công: 09/4/2006; vận hành thương mại: 13/12/2008

    Nghiệm thu hoàn thành cấp Nhà nước cả hai nhà máy: 25/12/2008

    Khánh thành cả hai nhà máy: 27/12/2008

    Nhà máy đạm

    Nhà máy đạm công suất ban đầu khoảng 800.000 tấn/năm, tương đương 2.350 tấn urea/ngày.

    Lượng khí tiêu thụ khoảng 500 triệu m³/năm.

    Cụm công nghiệp sử dụng nguồn khí thấp áp và công nghiệp địa phương, gồm:

    công nghiệp khí hoá lỏng; công nghiệp hoá chất lấy khí làm nguyên liệu; công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản... sử dụng khí thấp áp là nguồn nhiên liệu.

    Các công trình phụ trợ khác

    bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp, thoát nước, khu xử lý nước và rác thải trong và ngoài cụm công nghiệp; hệ thống kho, cảng và bến bãi; khu điều hành và dịch vụ công cộng.

    Khu đô thị mới Khánh An

    Phục vụ nhu cầu tái định cư và khu ở dành cho công nhân khu công nghiệp với quy mô dự kiến khoảng 10 ngàn dân.


    Được sửa bởi Admin ngày Fri Nov 12, 2010 10:29 pm; sửa lần 2.
    tqt-pc
    tqt-pc
    Lính Nhập Ngũ
    Lính Nhập Ngũ


    Tổng số bài gửi : 12
    Birthday : 10/10/1990
    Tham gia diễn đàn : 08/08/2010
    Đến từ : Vũng Tàu
    Nghề nghiệp : Sinh viên
    Chuyên ngành : Kỹ thuật hóa học (Chuyên ngành Hóa Dầu)

    Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau Empty Re: Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau

    Bài gửi by tqt-pc Sun Sep 12, 2010 10:21 am

    Hiện nay có phải đường ống dẫn khí PM3 sẽ dẫn thêm 1 đường ống nữa nằm cạnh với đường ống cũ không vậy Admin, nếu ai biết thì cho mình xin ý kiến, nhưng tôi đã có nghe là như vậy, và cuối năm 2010 đầu năm 2011 sẽ giải phóng toàn bộ mặt bằng để tiến hành thi công.
    haodan.tran
    haodan.tran
    Thiếu úy
    Thiếu úy


    Tổng số bài gửi : 26
    Birthday : 10/10/1986
    Tham gia diễn đàn : 23/05/2010
    Đến từ : Hải Phòng
    Nghề nghiệp : Student
    Chuyên ngành : Công nghệ hóa học

    Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau Empty Re: Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau

    Bài gửi by haodan.tran Sun Sep 12, 2010 10:29 pm

    Mình cũng nghe là vậy nhưng không biết khi nào mới hoàn thành đây, nghe nói dự án đang được khởi công ở ngoài biển, chắc khoảng năm 2011 mới giải phóng mặt bằng trong đất liền, khu vực từ trạm tiếp bờ đến nhà máy khí - điện - đạm cũ chừng 30km, khoảng độ năm 2012 sẽ hoàn thành để cung cấp khí cho nhà máy Đạm Cà Mau và dẫn về Cần Thơ.

    Sponsored content


    Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau Empty Re: Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: Tue May 07, 2024 4:41 am