Diễn Đàn Bình Luận Và Trao Đổi Học Tập

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn Bình Luận Và Trao Đổi Học Tập

CÔNG NGHỆ HÓA HỌC - DẦU KHÍ - KHOA HỌC & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Trữ lượng khí của Việt nam Banner10

    Trữ lượng khí của Việt nam

    Admin
    Admin
    Nguyên soái
    Nguyên soái


    Tổng số bài gửi : 392
    Tham gia diễn đàn : 26/04/2010
    Đến từ : Chưa cập nhật
    Nghề nghiệp : Chưa cập nhật
    Chuyên ngành : Chưa cập nhật

    Trữ lượng khí của Việt nam Empty Trữ lượng khí của Việt nam

    Bài gửi by Admin Fri Nov 04, 2011 9:25 am

    Tính đến 31/12/2004 có 27 mỏ khí được phát hiện, chủ yếu ở thềm lục địa dưới 200 m nước, chỉ có mỏ khí Tiền Hải C và D14 ở đất liền thuộc về MVHN (kể cả một số mỏ khí cùng với các mỏ dầu như: mỏ Bunga, Kekwa, Sư Tử Trắng…). Các mỏ khí – dầu này là các thân khí tự nhiên được tích tụ cùng các thân dầu trong một bẫy hoặc các thân chứa chủ yếu là dầu và mũ khí của cấu tạo mà trước đây cho là mỏ dầu. Với mục đích báo cáo trữ lượng khí chỉ đưa vào các mỏ có trữ lượng thu hồi cuối cùng dự tính (EUR) lớn hơn 0,9 tỉ m3 đối với các mỏ ở đất liền (mỏ khí Tiền Hải C đang khai thác) và các mỏ ở thềm lục địa có trữ lượng lớn hơn 1,8 tỉ m3 gần các mỏ đã phát triển (mỏ Hoa Mai đang đánh giá để đưa vào phát triển). Từ năm 1990, có khoảng 370 tỉ m3 khí thiên nhiên có khả năng bổ sung đưa tổng số trữ lượng khí lên 394,7 tỉ m3, trong đó, trữ lượng khí đồng hành là 324,8 tỉ m3 và khí đồng hành là 69,9 tỉ m3. Cũng trong cùng thời gian đã phát hiện được 23 mỏ khí ngoài khơi và 1 mỏ khí ở đất liền. Do các phát hiện khí của các hợp đồng dầu khi ký năm 1988 và 1992 mà nhà thầu thực hiện trong các chiến dịch thăm dò, trữ lượng khí (dự kiến thu hồi khí cơ bản với hệ số thu hồi khí của mỏ khoảng 70%) tăng đột biến sau khi phát hiện 2 mỏ khí Lan Tây – Lan Đỏ trong năm 1992, mỏ Rồng Đôi (1994) và Hải Thạch (1995). Trong số 27 mỏ có trữ lượng đáp ứng được điều kiện nêu trên chỉ có 5 mỏ khí có trữ lượng trên 30 tỉ m3 chiếm khoảng 40% trữ lượng khí. Kích thước mỏ và trữ lượng phát hiện minh họa ở hình. Khí không đồng hành Ở bể Nam Côn Sơn, khí không đồng hành được phát hiện ở 9 mỏ với 159,3 tỉ m3 chiếm 40% trữ lượng khí; bể Malay – Thổ chu có 13 mỏ khí, 2 mỏ khí – dầu với trữ lượng 138,2 tỉ m3 chiếm 35%; bể Sông Hồng kể cả phần đất liền (miền võng Hà Nội) phát hiện một mỏ khí ở vịnh Bắc Bộ và 2 mỏ khí ở đất liền với trữ lượng 7,5 tỉ m3 chỉ chiếm 2% tổng trữ lượng khí; ở bể Cửu Long, có 2 mỏ dầu khí với trữ lượng 19,8 tỉ m3 chiếm 5%. Qua các số liệu cho thấy bể Nam Côn Sơn có trữ lượng khí lớn nhất với nhiều mỏ có quy mô lớn, bể Malay – Thổ chu phát hiện nhiều mỏ nhất và có nhiều mỏ nhỏ. Trữ lượng khí của các mỏ khí đã phát triển, đang được khai thác và đưa vào kế hoạch phát triển trong vài năm tới khoảng 250 tỉ m3 (chiếm khoáng 63%). Khí đồng hành Khí đồng hành phân bố chủ yếu ở bể Cửu Long với trữ lượng 58,4 tỉ m3 (15%) tập trung trong các mỏ dầu lớn: Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc và các mỏ dầu – khí: Emerald, Sư Tử Trắng. Ngoài ra một lượng khí đồng hành rất nhỏ (3%) còn phân bố trong các mỏ khí – dầu như: Bunga Kekwa – Cái Nước, Bunga Raya thuộc về Malay – Thổ Chu. Trữ lượng condensat Trữ lượng condensat đưa vào hydrocabon thể lỏng trong điều kiện ổn định dựa trên khối lượng thu hồi tiềm năng từ C5và C5+ của tổng trữ lượng khí khai thác từ các đề án đã khẳng định trong tương lai bao gồm các đề án đã khẳng định trong tương lai bao gồm các mỏ Lan Tây – Lan Đỏ, Rồng Đôi – Rồng Đôi Tây, Hải Thạch và Emerald. Trữ lượng condensat tới 31/12/2004 khoảng 18 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở các mỏ của bể Nam Côn Sơn và Cửu Long. Xu thế bổ sung trữ lượng khí thiên nhiên Trữ lượng khí thiên nhiên tăng nhanh trong thời gian qua. Từ năm1990 đến năm 2004) đã phát hiện 24 mỏ khí, bình quân tăng khoảng 26 tỉ m3/năm từ các mỏ mới và thẩm lượng các phát hiện. Hầu hết các mỏ được phát hiện từ các vùng thăm dò mới thuộc các hợp đồng dầu khí lần đầu, chỉ có một số ít mỏ được phát hiện trong các vùng đã thăm dò được giao thầu lần 2. Sự bổ sung trữ lượng khí còn lại định hướng trong tương lai một phần là do tăng trưởng của các mỏ phụ thuộc vào kết quả khoan thẩm lượng và phát triển mỏ trên cơ sở kết quả nghiên cứu tốt hơn về địa chất, địa vật lý và công nghệ mỏ, phần còn lại chủ yếu hy vọng phát hiện các mỏ khí mới ở các vùng thăm dò mới của các bể sông Hồng, Phú Khánh, Tư Chính – Vũng Mây và các dạng bẫy phi cấu tạo, bẫy hỗn hợp ở các vùng đã thăm dò thuộc bể Nam Côn Sơn, Cửu Long và Malay-Thổ Chu. Cùng với sự bổ sung tăng trưởng trữ lượng khí thiên nhiên, trữ lượng condensat cũng sẽ được tăng, đặc biệt ở các bể Nam Côn Sơn, sông Hồng nơi các mỏ thường ở độ sâu lớn với điều kiện nhiệt độ và áp suất vỉa cao nên trữ lượng condensat sẽ tăng đáng kể. Ngoài ra, Việt Nam còn phát hiện một số mỏ khí khổng lồ ở phía Nam bể Sông Hồng, nhưng có hàm lượng khí CO2 rât cao (>60÷90%) nên chưa đưa vào thống kê trữ lượng hiện tại. Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp công nghệ và có điều kiện kinh tế ưu đãi để khuyến khích và tạo điều kiện cho phát triển các mỏ này sẽ là nguồn tiềm năng bổ sung đáng kể (khoảng 250 tỉ m3) trữ lượng khí cho Việt Nam trong tương lai. Chất lượng khí và phát triển khai thác Nhìn chung chất lượng các mỏ khí ở Việt Nam là khí ngọt trừ một số ít mỏ ở bể Malay-Thổ chu có hàm lượng khí CO2cao, ngoài ra cũng có ít mỏ có hàm lượng H2S trung bình cao. Mỏ khí Tiền Hải C là mỏ đầu tiên được phát hiện (1975) ở đất liền thuộc MVHN và cũng là mỏ khí được khai thác đầu tiên ở Việt Nam từ tháng 6 năm 1981 để phục vụ cho phát điện và công nghiệp địa phương của tỉnh Thái Bình. Vào cuối những năm 80 đầu thập niên 90 thị trường khí ở Việt Nam chưa có nên vào thời kỳ đầu khai thác các mỏ dầu ở bể Cửu Long, khí đồng hành một phần được sử dụng phục vụ cho chạy máy phát điện tại các giàn hoặc dùng cho gaslift, còn lại được đốt bỏ để bảo vệ môi trường. Chỉ vào cuối những năm 90 nó mới giành được sự chú ý của công nghiệp sử dụng khí do kết quả thăm dò đã phát hiện được một số mỏ khí ở thềm lục địa và cho thấy Việt Nam có nguồn khí thiên nhiên ở đây lớn hơn so với dầu. Để nhanh chóng khai thác nguồn tài nguyên khí, đã bắt đầu tìm kiếm, phát triển nguồn năng lượng này làm nhiên liệu cho phát điện trong chính sách năng lượng quốc gia, hóa khí (sản xuất phân đạm…), làm lạnh cho các công trình công cộng và làm nhiên liệu cho một số ngành công nghiệp khác và cho giao thông vận tải (LPG, CNG). Điều đó cho phép Việt Nam có điều kiện nhanh chóng tăng sản lượng điện phục vụ cho điện khí hóa và công nghiệp hóa đất nước. Thực hiện mục tiêu chiến lược này đường ống dẫn khí đầu tiên từ biển (mỏ Bạch Hổ) vào bờ dài trên 100 km với công suất 5,5 triệu m3/ngày đã được xây dựng. Từ năm 1995, sau khi hệ thống đường ống dẫn khí này được hoàn thành khí đồng hành của mỏ Bạch Hổ được đưa vào đất liền để phục vụ cho nhà máy điện Bà Rịa – Vũng Tàu, nhà máy khí hóa lỏng (LPG) Dinh Cố. Năm 2001, khí đồng hành mỏ Rạng Đông được thu gom vận chuyển qua hệ thống đường ống dẫn khí Rạng Đông – Bạch Hổ đưa vào bờ để cùng với khí đồng hanh mỏ Bạch Hổ cung cấp cho khu công nghiệp điện đạm Phú Mỹ. Sản lượng khai thác khí thiên nhiên hàng năm đều tăng nhất là từ năm 2002 từ khi công ty BP, ONGC và Petrovietnam đưa mỏ khí Lan Tây – Lan Đỏ vào khai thác và vận hành hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 26 inch (66,04 cm) dài trên 370 km ở biển và đường ống 30 inch (76,2 cm) từ bờ biển đến Phú Mỹ với công suất 20 triệu m3 khí/ngày (700 mscf/ngày). Do thị trường khí Việt Nam phát triển chậm nên từ năm 2003, khí khai thác từ cụm mỏ Bunga Kekwa – Cái Nước, Bunga Raya ở vùng thỏa thuận thương mại giữa Việt Nam và Malaysia (bể Malay – Thổ Chu) được xuất khẩu bán cho Malaysia với sản lượng 1,25 tỉ m3/năm (3,4 triệu m3/ngày). Tổng sản lượng khai thác khí đồng hành và không đồng hành được khai thác đến hết năm 2004 là 37,64 tỉ m3 trong đó lượng khí được đưa vào bờ sử dụng là 18,67 tỉ m3, lượng khí đồng hành sử dụng tại mỏ và phải đột bỏ từ đầu cho tới nay là khá lớn, khoảng 18,97 tỉ m3.. Hiện nay, lượng khí đồng hành phải đốt bỏ hàng năm vào khoảng 800÷900 triệu m3, chiếm khoảng 10% sản lượng khí đồng hành khai thác trong năm. Để tránh lãng phí nguồn tài nguyên không tái tạo này, cần phải có kế hoạch thu gom, vận chuyển vào bờ để phục vụ cho các hộ tiêu thụ. Sản lượng khai thác khí đồng hành và không đồng hành đưa vào sử dụng bình quân hiện này (2005) khoảng 17 triệu m3/ngày (600 mscf/ngày), trong đó sản lượng khí không đồng hành trên 11 triệu m3/ngày, khí đồng hành từ 2 mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông khoảng 5,8 triệu m3/ngày, sản lượng khí không đồng hành ở đất liện (mỏ Tiền Hải C) chỉ có trên 50 nghìn m3/ngày. Như vậy, sản lượng khai thác khí hàng năm hiện tại mới chỉ chiếm 1,6% tổng trữ lượng khí hiện có. Trong tương lai khi hình thành và mở rộng các khu công nghiệp sử dụng khí: 1. Khu Đông Nam Bộ (Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai – tp. Hồ Chí Minh) công suất: 6÷9 tỉ m3/năm; 2.Khu Tây Nam Bộ (Cà Mau – Kiên Giang - Ô Môn/Cần Thơ) công suất: 5÷8 tỉ m3năm; 3. Khu đồng bằng Bắc Bộ (Thái Bình) công suất 1÷2 tỉ m3/năm, nhu cầu cung cấp khí sẽ tăng nhanh, sản lượng khai thác khí sẽ đạt 12÷15 tỉ m.

      Hôm nay: Mon May 06, 2024 8:26 pm