Diễn Đàn Bình Luận Và Trao Đổi Học Tập

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn Bình Luận Và Trao Đổi Học Tập

CÔNG NGHỆ HÓA HỌC - DẦU KHÍ - KHOA HỌC & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

câu hỏi thi kỹ thuật xúc tác Banner10

    câu hỏi thi kỹ thuật xúc tác

    Admin
    Admin
    Nguyên soái
    Nguyên soái


    Tổng số bài gửi : 392
    Tham gia diễn đàn : 26/04/2010
    Đến từ : Chưa cập nhật
    Nghề nghiệp : Chưa cập nhật
    Chuyên ngành : Chưa cập nhật

    câu hỏi thi kỹ thuật xúc tác Empty câu hỏi thi kỹ thuật xúc tác

    Bài gửi by Admin Sun Jun 13, 2010 5:00 pm

    CÂU HỎI ÔN TẬP GIỮA KỲ
    Môn: KỸ THUẬT XÚC TÁC


    1. Nêu các hướng ứng dụng chính của xúc tác trong nền kinh tế

    2. Các giai đoạn của quá trình xúc tác trong công nghiệp

    3. Định nghĩa chất xúc tác và quá trình xúc tác

    4. Định nghĩa hoạt độ xúc tác. Các phương pháp đánh giá hoạt độ xúc tác trong CN.

    5. Định nghĩa độ lựa chọn. Công thức đơn giản biểu diễn độ lựa chọn. Khi nào thì độ lựa chọn đóng vai trò quan trọng hơn so với hoạt độ.

    6. Phân biệt (định lượng) độ lựa chọn và hiệu suất.

    7. Bài tập :
    Có phản ứng : A → B + C + …. ,
    Cho độ chuyển hóa chung của A = 80% ; Độ lựa chọn theo B là 55%, theo C là 33%. Hỏi hiệu suất sản phẩm B, sản phẩm C ?

    8. Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với hoạt tính xúc tác. Viết phương trình phụ thuộc hằng số tốc độ phản ứng vào nhiệt độ (gợi ý : biến đổi phương trình Ahrrenius).

    9. Đặc trưng nhiệt động học của xúc tác. Tính không thay đổi trạng thái nhiệt động.

    10. Đặc trưng dộng học của xúc tác. Biểu đồ phụ thuộc năng lượng hoạt hóa - tiến trình phản ứng trong trường hợp phản ứng không xúc tác và phản ứng có xúc tác.

    11. Trong các giai đoạn (hóa học) của quá trình xúc tác dị thể, giai đoạn nào quan trọng hơn cả? Yêu cầu chất xúc tác tốt là gì? Pt có phải là chất xúc tác tốt cho quá trình hidro hóa không ?

    12. Định nghĩa hiện tương hấp phụ. Trong các chất sau đây chất nào là chất hấp phụ, chất bị hấp phụ : benzen, hidro, Pt/ SiO2.

    13. Hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học. Đặc điểm nào quan trọng nhất để phân biệt giữa hấp phụ hóa học với hấp phụ vật lý.

    14. Nêu phương trình hấp phụ hóa học. Phương trình này biểu diễn mối tương quan nào?

    15. Thế nào là hiện tượng đầu độc xúc tác? Phân biệt đầu độc thuân nghịch và không thuận nghịch. Ni , V hấp phụ trên xúc tác cracking thuộc loại đầu độc nào, tại sao? Cốc che phủ xúc tác thuộc loại đầu độc nào, bằng cách nào để khôi phục hoạt tính xúc tác trong trường hợp này?

    16. Định nghĩa chất xúc tiến. Cho ví dụ. Chất xúc tiến có thể đóng vai trò chất xúc tác không, khi nào?

    17. Phân loại chất xúc tiến theo chức năng. Cho ví dụ mỗi loại.

    18. Thế nào là xúc tác đa xúc tiến. Cho ví dụ.

    19. Phân biệt quá trình xúc tác đồng thể và xúc tác dị thể. Cho ví dụ.
    Ưu điểm của xúc tác dị thể so với xúc tác đồng thể.

    20. Khi nào thị tốc độ quá trình xúc tác dị thể bị hạn chế bởi khuyếch tán? Tác hại ?

    21. Vai trò của hấp phụ đối với sự hình thành hợp chất trung gian trong phản ứng xúc tác dị thể.

    22. Nêu 2 loại cơ chế của phản ứng xúc tác dị thể.

    23. Liệt kê các yêu cầu cơ bản đối với xúc tác công nghiệp.

    24. So sánh 2 chế độ vận hành xúc tác tầng tĩnh và xúc tác tầng động.

    25. Nguyên nhân gây ra sự giảm hoạt tính xúc tác đối với xúc tác công nghiệp.

    26. Các biện pháp tái sinh xúc tác trong công nghiệp.

    27. Các đặc trưng cơ bản của cấu trúc xốp. Nêu ví dụ về các xúc tác có bề mặt riêng lớn.

    28. Phân loại lỗ xốp theo kích thước lỗ.

    29. Mô tả phương pháp BET xác định bề mặt riêng của xúc tác.

    30. Các giai đoạn sản xuất công nghiệp.

    31. Các hợp phần chính của xúc tác trên chất mang. Cho ví dụ.

    32. Các giai đoạn chính sản xuất xúc tác trên chất mang (bằng phương pháp tẩm).

    33. Nêu 1 qui trình sản xuất xúc tác trên chất mang (ví dụ Pt/H-Mordenit cho đồng phân hóa hoặc Co-Mo cho quá trình HDS... ).

    34. Các tính chất cơ bản của chất mang.

    35. Đặc điểm và nguyên tắc phương pháp dòng và dòng vi lượng đo hoạt độ xúc tác.

    36. Phương pháp nào được dùng chủ yếu để đánh giá toàn diện động học phản ứng xúc tác.

    37. Mục đích sử dụng phương pháp xung vi lượng.

    38. Liệt kê các phương pháp xác định tính chất cơ học của xúc tác.

    39. Ứng dụng của phương pháp nhiễu xạ tia X trong nghiên cứu xúc tác.

    40. Ứng dụng của phương pháp phổ hồng ngoại trong nghiên cứu tính chất bề mặt xúc tác.

      Hôm nay: Fri Apr 26, 2024 8:18 pm