Diễn Đàn Bình Luận Và Trao Đổi Học Tập

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn Bình Luận Và Trao Đổi Học Tập

CÔNG NGHỆ HÓA HỌC - DẦU KHÍ - KHOA HỌC & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Bài toán an ninh năng lượng Banner10

    Bài toán an ninh năng lượng

    Admin
    Admin
    Nguyên soái
    Nguyên soái


    Tổng số bài gửi : 392
    Tham gia diễn đàn : 26/04/2010
    Đến từ : Chưa cập nhật
    Nghề nghiệp : Chưa cập nhật
    Chuyên ngành : Chưa cập nhật

    Bài toán an ninh năng lượng Empty Bài toán an ninh năng lượng

    Bài gửi by Admin Wed Aug 11, 2010 1:03 am

    An ninh năng lượng đồng nghĩa với việc đảm bảo nguồn cung liên tục, không gián đoạn, điều này dẫn đến các cuộc chạy đua giữa các nước để sở hữu nguồn năng lượng do ít nước nào có thể dựa hoàn toàn vào nguồn tài nguyên trong nước.

    An ninh năng lượng được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên trên thế giới đang cạn kiệt nhanh chóng. Dự trữ dầu mỏ, nguồn năng lượng quan trọng nhất thế giới, được ước tính còn 1000 tỷ thùng. Với mức tiêu thụ hiện nay trên thế giới, dầu thô sẽ được sử dụng hết trong 40 năm tới. Trong khi đó, khí gas thiên nhiên cũng sẽ hết trong vòng 60 năm nữa.

    Không chỉ đang hết dần, nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng được phân bổ 1 cách không đồng đều giữa các khu vực. Hơn một nửa dự trữ dầu thô tập trung tại Trung Đông, khiến khu vực này trở thành nguồn cung cấp dầu chính cho thế giới. Sự bất ổn địa chính trị tại Trung Đông là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới những biến động lớn trên thị trường dầu mỏ thế giới, khiến các nước nhập khẩu dầu thô phải tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu từ thị trường này.

    Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, và dầu mỏ là nguồn năng lượng mang tính sống còn đối với sự phát triển của nước Mỹ. Trong một thời gian dài, Mỹ đã là quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, tuy nhiên kể từ đầu thế kỷ 20, Mỹ đã thay đổi chiến lược an ninh năng lượng, chuyển từ sản xuất, xuất khẩu sang tăng cường nhập khẩu dầu mỏ.

    Để thực hiện chiến lược này, Mỹ đã thực hiện chính sách kiểm soát đối với khu vực có trữ lượng dầu lớn là vùng vịnh. Ngày nay, Mỹ là quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, với quy mô 13,4 triệu thùng/ngày. Dầu thô đáp ứng 40% nhu cầu năng lượng của nước Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đang đẩy mạnh việc phát triển năng lượng thay thế để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng dầu mỏ nhập khẩu cũng như hướng đến sự phát triển bền vững.

    Tổng thống Mỹ Barack Obama: “Chúng ta sẽ tăng gấp đôi lượng sản xuất các dạng năng lượng thay thế như gió, mặt trời, và năng lượng sinh học trong vòng 3 năm tới”.

    Trung Quốc là nước có dự trữ than đá lớn, giúp nước này có thể đáp ứng hơn 90% nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong nước. Tuy nhiên tại nhiều vùng ở Trung Quốc, việc sản xuất than đá với công nghệ cũ đã gây ô nhiễm môi trường, buộc chính phủ Trung Quốc phải đặt mục tiêu giảm bớt tỷ lệ sử dụng than đá, và tăng cường các nguồn năng lượng khác như dầu thô, khí gas thiên nhiên.

    Trong nhiều năm trở lại đây, Bắc Kinh không chỉ tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp dầu thô, mà còn đẩy mạnh nỗ lực mua lại các mỏ dầu và khí đốt sẵn có ở nước ngoài, bằng các dự án cho vay vốn ưu đãi dành cho các công ty năng lượng nhà nước. Sự kết hợp hai xu hướng này đã dẫn tới việc Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ 3 thế giới với lượng dầu nhập khẩu đạt 4,3 triệu thùng/ngày. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các nguồn năng lượng thay thế. Mới đây Trung Quốc đã tuyên bố đầu tư 738 tỷ USD để phát triển các nguồn năng lượng thay thế.

    Các quốc gia châu Âu cũng là nhà tiêu thụ dầu thô lớn. Liên minh châu Âu EU chiếm 17% tổng tiêu thụ năng lượng toàn cầu, trong đó 80% là năng lượng hóa thạch. EU nhập khẩu 80% dầu thô và 57% khí gas thiên nhiên. Nhà cung cấp năng lượng lớn nhất cho châu Âu là Nga và các quốc gia Trung Đông. Những cuộc tranh chấp khí đốt giữa Nga và Ukraine, trạm trung chuyển khí đốt sang châu Âu, đã từng nhiều lần khiến các quốc gia châu Âu lâm vào cảnh thiếu năng lượng.

    Để giảm thiểu rủi ro từ các cuộc tranh chấp khí đốt, châu Âu đang hỗ trợ Nga xây dựng tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc song song với Dòng chảy phương Nam, đồng thời phát triển năng lượng thay thế như năng lượng mặt trời và gió.

    Dù mỗi quốc gia và khu vực có những đặc thù riêng, tựu chung các nước trên thế giới vẫn đang đẩy mạnh việc đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng và phát triển các dạng năng lượng mới thay thế cho các nguồn năng lượng truyền thống đang dần cạn kiệt. Những chính sách này góp phần đảm bảo khả năng phát triển dài hạn và giảm thiểu rủi ro đến từ biến động của thị trường năng lượng toàn cầu.



    Theo Congnghedaukhi

      Hôm nay: Fri Apr 26, 2024 6:16 pm